Trắc nghiệm về thị trường chứng khoán Việt Nam-Nguyễn Công Trình
Thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp; là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán, một phần ở các công ty môi giới (công ty chứng khoán), và cả ở thị trường chợ đen.
Về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán
ị trường chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán;
Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế;
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.[1] Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp’), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
Phái sinh (thuật ngữ tiếng Anh: Derivative), hay còn gọi là Chứng khoán phái sinh, là một công cụ tài chính thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của các thực thể cơ sở chẳng hạn như tài sản, chỉ số, hay lãi suất — bản thân nó không có giá trị nội tại.[1] Các nghiệp vụ phái sinh bao gồm một loạt hợp đồng tài chính, bao gồm các nghĩa vụ nợ và tiền gửi được cơ cấu, các hoán đổi, các tương lai, các quyền chọn, các trần lãi suất, các sàn lãi suất, các tròng tài chính (collar), các kỳ hạn, và các kết hợp phong phú của chúng.
Để có ý tưởng về quy mô của thị trường phái sinh, tạp chí The Economist đã cho biết rằng tính đến tháng Sáu năm 2011, thị trường phái sinh OTC có khối lượng khoảng 700 nghìn tỷ USD, và tổng quy mô của thị trường giao dịch qua sàn khoảng 83 nghìn tỷ USD.[3] Tuy nhiên, chúng là những giá trị “danh nghĩa”, và một số nhà kinh tế nói rằng giá trị này thổi phồng giá trị thị trường và rủi ro tín dụng mà các bên liên quan thực sự phải đối mặt. Ví dụ, vào năm 2010, trong khi tổng các phái sinh OTC vượt 600 nghìn tỷ USD, giá trị của thị trường này được ước tính thấp hơn nhiều, khoảng 21 nghìn tỷ USD. Rủi ro tín dụng tương đương của các hợp đồng phái sinh ước tính khoảng 3,3 nghìn tỷ USD.
Nguồn: https://batdongsanvingroup.vn
Xem thêm bài viết khác: https://batdongsanvingroup.vn/tai-chinh/
Xem thêm Bài Viết:
- ThuDuc House bị truy thu thuế gần 400 tỉ và chuyển hồ sơ qua công an
- Ông Nguyễn Nhân Chinh làm giám đốc Sở: ‘Con lãnh đạo cũng phải dựa vào trình độ chuyên môn’
- Bí thư Đà Nẵng: Có tình trạng nhũng nhiễu, gây khó doanh nghiệp không?
- Năm thứ 2 liên tiếp, xuất nhập khẩu Việt Nam vượt 500 tỉ USD
- Bùng nổ ‘cơn sốt’ đầu tư chứng khoán, số tài khoản mở mới tăng kỷ lục 20 năm